Căn cô CHÍN là gì? Người có căn này tính cách ra sao? Theo truyền thuyết trong dân gian, Cô Chín là một trong 12 Thánh cô trong đạo mẫu Tứ Phủ Thánh Cô của Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức mới về vị Thánh Cô này cũng như giải đáp cho câu hỏi căn cô Chín là gì và có lộc gì?
" Thiêng Nhất Xứ Thánh Ngôi Đền Sòng
Có Cô Chín giếng Anh Linh Khác Thường "
Cô chín là một trong những vị Thánh Cô trong văn hóa tâm linh của người Việt. Theo truyền thuyết, cô chín vốn là một tiên nữ trên thượng giới. Sau do phạm lỗi nên cô bị đày xuống hầu hạ Mẫu Liễu Hạnh và trở thành một trong 12 nàng tiên hầu cận bên cạnh Thánh Mẫu. Các nàng tiên đều là những thục nữ đoan trang, có công với sơn hà xã tắc và được lập đền thờ phụng, phong Thánh.
Trong số tứ phủ thánh cô, cô Chín là người thông minh, sắc sảo. Cô có tài xem bói, nhìn mặt đoán người, giúp dân diệt trừ nhiều tham quan ô lại. Về sau, để tưởng nhớ công ơn của cô, dân chúng lập đền thờ Cô ở Thanh Hóa và đời đời thờ cúng, phụng sự.
Căn cô CHÍN là gì? Người có căn này tính cách ra sao?
Cô Chín là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Đại Đế. Nơi cô giáng trần bán nước trước cổng đến Ba Dọi, cô Chín theo chầu Chín Cữu Tĩnh còn được gọi là Quỳnh Hoa Công Chúa. Một trong 12 thánh cô trong đạo mẫu thánh tứ phủ. Cô Chín xem bói rất hay xem 1000 quẻ đúng 1000 quẻ, cô có tính thương người nên hay xem bệnh cho thuốc người dân. Người ta thờ cô Chín Sòng Sơn tại đền cô Chín giếng. Cô còn có những cái tên khác: cô Chín âm dương, ở vùng núi gọi cô Chín thượng ngàn, ở suối gọi cô Chín giếng.
Căn cô chín chỉ những người có duyên với Cô Chín. Những người này được Cô lựa chọn đi theo để hầu cận mình. Trong các giá hầu đồng Cô Chín, đây là những người hay được Cô nhập, giúp cô kê đơn, bốc thuốc, chữa bệnh.
Thực chất, người có căn Cô Chín là những người có nghiệp chướng quá nặng nề, được cô Chín cứu với và vì thế, ở kiếp này, họ bắt buộc phải đi theo Cô để hầu hạ trả ơn Cô. Những người có căn cô Chín nhất thiết phải mở phủ để có thể hầu hạ Cô Chín.
Người có căn Cô Chín khi hầu đồng thường mặc áo phớt hồng cánh đào, múa quạt để tiễn mẫu, múa cờ để tiễn vua, rồi có khi lại thêu hoa dệt lụa và múa cánh tiên.
Cũng giống như căn tu, người nào có duyên với tâm linh được thánh thần để mắt có mối liên kết chặt chẽ với nhà thánh thì mới làm người trình đồng mở phủ cô. Tùy vào duyên số mới có thể mở phủ cô, không phải ai mở cũng được, người trình động phải có sự linh ứng với tâm linh, có bóng thánh. Dân gian thường truyền nhau căn cô chín được lộc căn cô chín, vậy căn cô chín là gì? Người có căn cô chín nét mặt phúc hậu, mặt hoa da phấn xinh đẹp địu đà, tính tình thẳng thắng dễ cọc nhưng thương người, ưa thích màu hồng cánh sen, hồng đỏ, thích làm đẹp, có trực giác rất nhạy.
Ai có căn cô chín cũng thừa hưởng tài năng như cô, người đời thường nói người có căn ắt hẳn sẽ khổ. Nhưng mà ai đã có căn thì đã được ban phước liên kết với thần linh, phải phụng sự cho nhà thánh. Ai có căn cô chín kiêng kị rất nhiều thứ không được tự do như người bình thường, không chửi tục, nói bậy, ăn uống cữ ăn hành sống với tỏi, không ăn cá chép, thịt chó, lòng mề. Một lòng thờ thánh, tu tâm dưỡng tánh mới trọn đạo. Có căn cô chín thì lo tập trung giúp đời, ơn trên tự khắc có sắp xếp đúng.
Theo truyền thuyết: Cô Chín Sòng Sơn vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, có một lần vô tình đánh vỡ một chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh (người hiện nay đang được thờ tại đền Sòng Sơn). Khi được giáng trần Cô đã bôn ba bốn phương, sau về đến đất Thanh Hóa thấy cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si mắc võng.
Cô Chín Sòng Sơn là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi giáng hầu Cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bệnh.
Đền Cô Chín còn gọi là Đền Chín Giếng là nơi thờ con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế, một tiên cô tài phép theo hầu Mẫu Sòng, lại có tài xem bói, 1000 quẻ cô bói ra thì không sai một quẻ nào. Sau dân ta lập đền cô ở xứ Thanh, ngay trước đền là 9 chiếc giếng nước do cô cai quản.
Theo hát văn cô Chín thì:
"Có khi cô hiện thung dung
Dạo chơi khắp hết đàng trong đàng ngoài
Khi cô ngự cảnh bồng lai
Gỉa người thục nữ trêu người tình nhân
Cát đằng duyên hợp tấn tần
Rong chơi khắp hết hải thần ngao du"
Như vậy, người có căn cô Chín tính cách thường khá điệu đà, ung dung nhưng nóng và thẳng tính. Ưa làm đẹp, đặc biệt thích sạch sẽ, thương người và có giác quan thứ 6 rất nhạy.
Nhưng cũng có câu:
Không chua ai gọi là chanh
Không thiêng ai gọi cô Chín xứ Thanh đền Sòng
Vì câu nói này mà nhiều bạn cho rằng: người có căn Cô Chín tính cách sẽ rất đanh đá chua ngoa. Hãy đọc kỹ lại 2 câu hát trên bạn sẽ thấy cách hiểu như thế là chưa đúng. Bởi câu hát thứ nhất chỉ là một câu ví mà các cụ xưa hay đọc, cũng tương tự như câu:
Không chua ai gọi là chanh
Đàn ông ai chả sở khanh vài lần
Lấy câu khẳng định sự thật hiển nhiên: "Đã là chanh thì phải chua" để khẳng định cho sự linh thiêng, quyền phép của cô Chín đền Sòng. Đó mới là ý chính mà người xưa muốn nhắn nhủ.
Trong thực tế, có không nhiều người có căn Cô Chín, nhưng chúng ta lại không khó để nhận ra họ. Những người có căn Cô
Chín thường mang những điểm sau:
Họ sinh ra vào tháng 9. Đây được cho là khoảng thời gian mà Cô Chín xuất hiện nhiều nhất ở nhân gian, và trong khoảng thời gian này, cô đã cứu vớt những người có duyên với mình, tạo ra cho họ căn Cô Chín.
Những người có căn Cô Chín thường có giác quan thứ 6 khá nhạy bén, có tài xem bói và bốc thuốc chữa bệnh. Đây có lẽ chính là những gì mà họ đã học được từ cô Chín trong tiền kiếp, khi được Cô cứu vớt khỏi bể khổ do tội nghiệp sâu nặng gây ra.
Những người có căn Cô Chín thường khá nóng nảy, đanh đá. Họ rất dễ tức giận khi bị người khác làm phật ý và thường không hay nể nang gì người khác, có gì nói nấy nên có thể coi là tính tình cương trực, thẳng thắn.
Tuy nóng nảy nhưng những người có căn Cô Chín lại là những người rất thật thà. Hầu như họ không bao giờ gian dối, ăn không nói có và theo nhiều người, có lẽ đây chính là đức tính đã thuyết phục cô Chín chấp nhận họ đi theo hầu hạ Cô.
Những người có căn Cô Chín cũng là những người tràn đầy tình thương và lòng trắc ẩn. Có thể trong mắt nhiều người, họ là những người chua ngoa, đanh đá, đáng ghét nhưng thực chất họ lại là những người rất ấm áp, lương thiện. Họ sẵn sàng ra tay giúp đỡ những cảnh đời cần giúp đỡ, thay Cô Chín ban phát thiện tâm, cứu vớt chúng sinh.
Những người có căn Cô Chín thường là những người rất thích buôn bán hoặc nói chuyện về buôn bán. Có thể trong số họ không phải ai cũng đi buôn bán nhưng nếu đi buôn, họ sẽ rất thành công, kiếm được nhiều tiền.
Những người có căn Cô Chín cuối cùng là những người ưa sạch sẽ, thích làm đẹp, và trang điểm, ăn diện.
Văn thỉnh cô Chín:
Gió đưa thoang thoảng mùi nhang
Thỉnh mời cô chín giáng đàn chứng đây
Mẫu Cửu trùng ngự chín tầng mây
Cô thời mắc võng ngự thời cây sung.
Âm dương có mạch giao thông
Chín mươi chín suối công đồng chảy ra
Trên đường cái bơ qua
có cây cổ thụ nở ra ngàn cành.
Đèo ngang sơn thủy hữu tình
Đôi bên long hổ đua tranh chầu vào.
Vốn khi xưa cô ở Nam Tào
Bởi sa chén ngọc ngôi sao đế đình.
Cô về đồng lắm phép tàng hình
Sai năm quan tướng bộ hành tới nơi.
Dù ai tin tưởng phật trời
Nén hương bát nước tận đâu cô cũng về.
Ai mà đã biết tính cô
Thì cô bưng hộ bình yên vô cùng.
Nếu sát căn cô Chín thì đi phủ (đến đền cô Chín) sẽ bị hành nhẹ trên phủ, nhưng chưa bị ngay. Về đến nhà bắt đầu bị hành, sau đó ra đền tạ lễ các Ngài ốp về sang tai nói rõ căn quả và chỉ lối cho đi.
Bị bắt ở đền phủ mới rõ chính xác là căn quả, bị bắt sát ở mức độ như nào và ra sao.
Sinh ra em thích màu hồng
Và hay mơ thấy ra đồng bắt cua
Sinh ra em thích đi chùa
Thích đi đền Mẫu, có Vua Ngọc Hoàng
Em hay mơ đến miếu hoang
Có người con gái rõ ràng đẹp sao
Bao đêm thao thức thức thao
Vẫn người thiếu nữ lại vào giấc mơ
Đôi khi lại thấy ngu ngơ
Đôi khi lại thấy đơ đơ lạ thường
Hoá ra là được Thánh thương
Tiên Cô thứ Chín áo hường thật xinh
Đền Cô tối tú một dinh
Có Cô Chín Giếng tối linh phàm trần
Cô Chín khuya sớm tảo tần
Cứu dân độ thế muôn phần hanh thông
Yêu Cô em thích màu hồng
Thương em Cô độ, thanh đồng ấm êm
Cũng có người đêm về nằm mơ được đi học âm. Được đưa đường dắt lối đi học v.v.... thường những người mơ rắn là bị bắt cũng khá là sát. Nếu chỉ mới lâng lâng thôi vẫn còn nhẹ nhàng, khi nào đập đầu rồi lăn lê hay ăn mảnh sành mảnh sứ, làm điều điên dại như vậy mới là nặng.
Còn chuyện những người sát căn cô Chín hay bị bệnh tật thì không hẳn là do cơ hành mà do nhiều nguyên nhân khác. Có thể là do bệnh dương, cũng có thể do đất dữ nên chữa mãi không hết. Nếu căn quả, sát căn mà trốn không làm thì dễ bị hành. Có một số thầy cho rằng: khi đã có căn quả chưa ra trình thì đừng lo đến chuyện lấy vợ gả chồng, phải lo xong việc Thánh mới yên bản mệnh. Không thì còn bị thử thách. Khi đã theo phải một lòng một dạ nhất tâm, không thì khổ !
Tuy nhiên, đây là quan điểm dựa trên trải nghiệm thưc tế của một cá nhân nên không thể khẳng định điều này là đúng. Nếu bạn tu tại gia tốt, thờ cha kính mẹ, kêu cầu gia tiên tốt thì sẽ được gia tiên chỉ lối để không bị cơ hành quá nặng, vẫn xin khất được để lấy chồng lấy vợ sinh con bình thường mà không sao.
Chỉ cần các bạn Đừng đi xem bói dạo linh tinh. Hãy nhớ, gia tiên và Cô Chín luôn dạy rằng: Đức năng thắng số. Số của mình là do mình tạo ra, nghiệp tốt xấu thế nào thì mình cũng tạo rồi, bây giờ muốn cải thiện, thì chỉ có tu nhân, tích đức. Tất cả đều do mình, cái gì đến sẽ đến, cái gì không đến, có xin cũng không được.
Thật ra việc có " căn đồng" cũng còn là một điều bí ẩn trong việc thờ cúng ở Việt Nam. Nhưng nghi lễ này đến nay được thừa nhận là có giá trị văn hóa cao, thuần Việt nhất, không bị lai tạp với Trung Quốc.
Hãy cứ thuận theo tự nhiên, tu tại gia tốt rồi tới đâu thì tới. Việc một người nói là có căn " Cô Chín" hay "Cô Bơ" hay "Ông Hoàng Bảy"... chưa hẳn là có căn cứ đâu. Vậy nên hãy cứ là người bình thường, vì nếu đã căn Cô, nếu Cô đã thương thì muốn là người thường cô cũng không cho.
Cô Chín là một vị Thánh Cô thuộc Tứ phủ Thánh Cô trong hệ Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam có liên quan mật thiết với Tứ phủ. Các Thánh Cô vốn là các thị nữ đoan trang, nết na, mặt tựa tiên nữ thường đi theo hầu các Mẫu hoặc các Chầu.
Danh xưng của 12 Thánh Cô trong Tứ Phủ Sơn Trang Thần Cáp Thánh Cô gồm:
Như đã nói ở trên, Cô Chín Thượng Thiên linh thiêng nên rất nhiều nơi đang thờ phụng cô. Tuy nhiên, tất cả đều là đặt bát hương thờ vọng thánh cô. Thực tế, Cô Chín đang được thờ chính tại đền Cô Chín Giếng, Thanh Hóa. Đền Chín Giếng cách đền Sòng Sơn khoảng 2km, là một trong những đền nổi tiếng linh thiêng bậc nhất xứ Thanh. Đền hiện thuộc phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
Đền cô Chín Sòng Sơn xứ Thanh nổi tiếng linh thiêng nhất nhì trong nước nằm tại địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, là nơi thờ chính của cô Chín Giếng, Mẫu Cửu và chầu Cửu. Ngôi đền còn có tên gọi khác là đền Chín Giếng bắt nguồn từ chín chiếc giếng tự nhiên xung quanh ngôi đền không bao giờ cạn.
Đền Cô Chín Giếng Nhiều người nhầm tưởng rằng đền Sòng Sơn, Thanh Hóa là nơi thờ chính của Cô Chín nhưng thực tế đây là nơi thờ chính của Mẫu Cửu, Chầu Cửu. Bởi do danh tiếng của Cô Chín Sòng Sơn quá lớn nên mới xảy ra sự nhầm lẫn này.
Ngôi đền được khởi công và xây dựng dưới thời Cảnh Hưng, triều đại vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786), được tu sửa vào năm 1939 cho tới năm 1993 được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia. Ngày nay khi đến đây, không chỉ viếng cô Chín mà bạn còn có thể thăm quan quang cảnh nơi đây, hiện nay ngôi đền đã được tôn tạo tu bổ phục vụ cho khách thập phương ghé thăm.
Không gian bên trong đền Cô Chín được trang hoàng vô cùng đẹp và lộng lẫy.
Đền thờ Cô Chín ở Hà Nội
Dưới đây là danh sách một số đền Cô Chín ở trung tâm thành phố Hà Nội dành cho những con hương nhất tâm muốn đến vái lạy tại đền thờ Cô ở Hà Nội
– Đền Kim Giang, 122, Kim Giang, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
– Đền Mẫu Sòng Sơn – 35 Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, Hà Nội
– Miếu Cô Chín Giếng – 86 Hào Nam, Phường Chợ Dừa, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
– Miếu Cô Chín – Ngõ Lan Bá, Phường Trung Phụng, Quận Đống Đa, Hà Nội
– Miếu Thờ Cô Chín – Gia Quất – 32 Ngõ 29 Thượng Thanh, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội (Gần chung cư Royal City Sông Hồng)
Đền cô Chín suối Rồng ở phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Trước cửa đền có dòng suối Rồng chảy qua, theo như những người sống lâu năm ở đây thì dòng suối này chưa bao giờ cạn.
Đền cô Chín Thượng ở thôn Đền Trắng, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, Bắc Giang. Ngôi đền nằm trên một quả đồi, cảnh quan giữa rừng núi nên thơ, được tu sửa vào năm 2013 và 2014 đã khang trang hơn trước rất nhiều.
Đền cô Chín Tây Thiên nằm trong khu du lịch văn hóa tâm linh Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc được xếp hạng khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1991. Đền cô Chín Tây Thiên được thờ từ bát hương nhang của đền cô Chín Sòng Sơn và bát hương ban Cô của đền Thượng.
Đền Cô Chín Đồng Mỏ nằm trên đường Đèo Rộ thuộc thôn Mỏ Ba, xã Hòa Bình, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Ngôi đền này khó đi hơn so với những ngôi đền khác vì năm giữa lưng chừng núi, phải đi bộ và leo dốc cao.
Truyền thuyết về căn cô Chín ở Ba Dọi
Nhân gian tương truyền con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Đại Đế tức Cửu Thiên Huyền Nữ làm tiên giáng trần gánh nước ở cổng đình Ba Dọi, theo chầu Mẫu Sòng. Người phàm mắt thịt không biết cô Chín là tiên nữ hạ phàm mà nghĩ cô là yêu quái phương nào tới đây phá làng phá xóm nên tìm đủ cách đuổi cô đi. Vì quá tức giận cô về tầu với vua cha thu hồi 3 hồn 7 vía của mấy người dân phàm rồi đày đọa cho người chẳng ra người ma chẳng ra ma, dở khùng dở điên suốt đời. Cô chín mang theo nỗi ấm ức giáng thêm nhiều tai họa xuống ngôi làng, đem hàng trăm chứng bệnh hiểm nghèo, lội suối gặp ma, trèo cây thấy quỷ.
Với tài năng bói quẻ đoán trúng hơn người, cô Chín theo phò vua đánh bách chiến bách thắng. Về sau nhà vua xây dựng đền thờ, chín miệng giếng trước cửa đền do cô cai quản. Ai có căn cô Chín có khả năng đoán quẻ bách phát bách trúng như cô.
Truyền thuyết căn cô Chín ở Thanh Hóa
Sự tích thứ 2 về cô Chín, cô vẫn là con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Tiên Đế giáng trần dạo chơi, trong truyền thuyết này cô hạ phàm xuống Thanh Hóa, cảnh quan nơi đây khiến cô xiêu lòng liền vội vàng tụ họp tiên nữ lấy si mắc võng, lấy sung xây nhà.
Nhờ tài năng bói toán cộng thêm lòng thương người, cô Chín rất được lòng người dân. Về sau nhân gian lập đền cô cách Sòng Sơn 30km để tiện đến cầu xin ban phước từ cô Chín. Người có căn cô Chín thích màu nhạt khi ngự đồng mặc lễ phục màu hồng phớt, múa cờ tiến vua, mua quạt tiến mẫu, thêu dệt hoa hoặc múa cánh tiên.
Sự tích về cô Chín Sòng Sơn
Cô Chín Sòng Sơn còn được gọi với tên là Cô Chín Giếng theo sự tích là một tiên cô có nhiều phép thần thông quảng đại, theo hầu Mẫu Sòng và có tài xem bói. Tương truyền 1000 quẻ cô xem bói thì không sai một quẻ nào.
Trong dân gian truyền kể lại rằng, cô Chín tức Cửu Thiên Huyền Nữ là con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế, là một cô tiên giáng trần bán nước trước cổng đền Ba Dội, từng theo hầu Mẫu Sòng. Những kẻ người trần mắt thịt mới đầu không tin cho rằng cô là yêu quái, tìm mọi cách để xua đuổi diệt trừ.
Sau đó cô về tâu với Ngọc Hoàng, cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên. Không những vậy cô làm cho trăm chứng hiểm nghèo, khi lội dưới suối khi trèo lên cây, nửa người nửa ma.
Với tài năng đoán quẻ, nhìn thấy trước đại cục, cô đã phò tá vua giúp đánh thắng nhiều trận mạc. Về sau vua cho lập đền thờ cô, trước đền là chín miệng giếng tự nhiên do cô cai quản.
Còn có một sự tích khác về cô Chín như sau: Cô Chín là tiên nữ hầu Mẫu trong đền Sòng cai quản chín Giếng, cô dạo chơi khắp bốn phương trời. Đến vùng Thanh Hóa, động lòng trước cảnh quan nơi đây, cô hội họp tiên nữ, lấy gỗ cây sung làm nhà, cây si mắc võng.
Nhân dân sau đó cầu đảo đều linh ứng liền lập đền thờ cô Chín, cách đền Sòng Sơn khoảng 30km. Khi ngự đồng cô mặc áo đồng màu đào phai phơn phớt, mua quạt khi tiến Mẫu, múa cờ khi tiến Vua, cũng có khi cô múa cánh tiên hay thêu hoa dệt lụa.
Trong suốt thời gian trong năm, bạn có thể ghé thăm đền cô Chín bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên nếu bạn muốn tham gia vào hội chính của đền cô Chín thì dưới đây là hai khoảng thời gian mà bạn cần lưu tâm:
26/2 âm lịch: Lễ hội rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín sau đó tới đèo Ba Dội.
9/9 âm lịch: Lễ hội chính của đền cô Chín.
Sắm lễ vật để viếng cô Chín đều có thể dùng lễ chay và lễ mặn. Không cần phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy mới là người có lòng thành tâm với cô.
Cũng như khi bạn đi lễ chùa hay đền miếu nơi khác, nếu đi cá nhân một mình bạn có thể chuẩn bị gói bánh hoặc đĩa quả (không dùng quả dạng chùm như nho, nhãn, vải,…), bó xôi hoặc xôi chè, lọ hoa cùng với hương vàng để khấn cô. Lễ mặn gồm xôi, gà hoặc thịt miếng lợn luộc chín cắt vuông, lọ hoa và hương vàng.
Tuy nhiên vì cô Chín là người thích hoa, nhất là những loài hoa có màu hồng, đỏ do đó trong lễ vật bạn nên cho thêm hoa. Nếu bạn ở phương xa đến cũng đừng lo lắng vì hiện nay đã có rất nhiều dịch vụ nhận làm lễ ở ngoài cửa đền.
Bạn cũng có thể cân nhắc tiết kiệm đồ lễ và dùng tiền đó đóng góp vào thùng công đức, làm công quả hoặc làm từ thiện cũng sẽ rất tốt.
“Nam Mô A Di Đà Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật…
Con xin kính lạy tới chín phương trời và mười phương phật thần linh khắp chốn nam bắc đông tây.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Con xin cúi kính lạy Cô bé bản đền Cảnh Xanh Linh Tử
Hôm nay là ngày, hương tử con tên là … hiện nay đang ngụ tại…
Nhất tâm tưởng, vạn tâm thành tấm lòng thành con hướng đến cô và về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhang là chút lễ mọn nhỏ bé con xin kính dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô với tấm lòng chân thành nhất. Con xin thánh cô Chín lắng nghe và thấu đạt lời gọi cầu của con. Xin cô lắng nghe được tiếng chân thành, tiếng cầu ước xin của con mà về đây phù hộ độ trì.
Là để xin Thánh Cô về nơi đây hôm nay dùng chút hương hoa, dùng chút lòng thành cùng những món lễ vật nhỏ bé dâng lên người. Kính mong và chân thành nhận được sự độ trì và theo dõi của thánh cô bên chúng con.
Tuy lễ vật có sơ sài, có nhỏ mọn nhưng là tất cả là tấm lòng thành, là niềm tin, là sự hy vọng cũng như những gì thành kính nhất con xin dâng tặng đến quý cô. Chút quà mọn nhưng lòng thành cao, mong quý cô sẽ phù trợ.
Con 1 lòng 1 đạo nhất dạ và đêm tưởng ngày mong. Hôm nay chọn ngày lành con dâng lên cô hoa quả đăng trà với tấm lòng cung kính chân thành nhất. Con xin tiên nữ chứng giám cho lòng thành này và lắng nghe tiếng gọi của con, lắng nghe được những mong muốn, cầu xin của con.
Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật”
Cô Chín quyền phép, luôn ban phước lành cho nhân dân nên không chỉ những người lập đàn mở phủ mới cúng lễ cô mà hàng năm, hàng ngàn con hương đến đền Cô Chín Giếng dâng hương cầu cô ban tài lộc, may mắn, bình an cho gia khuyến.
Muốn xin cô ban tài phát lộc thì trước tiên con hương phải dâng lễ trình cô, cô mới chứng cho. Lễ dâng thánh cô cầu tài lộc đầu năm rất khác với lễ trình đồng mở phủ. Nếu bạn muốn dâng lễ lớn cho một mục đích nào đó nên tham khảo ý kiến các thầy đồng. Trong khuôn khổ bài viết này, Oản Cô Tâm sẽ chỉ đưa ra thông tin tham khảo giúp bạn sắm lễ mặn dâng cô ngày đầu năm hay mùa lễ hội cầu tài lộc, may mắn.
Vậy đi lễ Cô Chín cần những gì? Thông thường, khi đến lễ Cô Chín Giếng, người ta thường sắm lễ cơ bản gồm 12 quả cau, 12 lá trầu và 9 bông hoa hồng. Còn một mâm lễ đầy đủ dâng Cô sẽ gồm một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương, cánh sớ.
Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.
Đối với trình tự dâng lễ, cũng giống như khi bạn bước vào bất cứ ngôi đền nào, bạn nên khấn vái trước ban thờ bên ngoài đền trước để xin phép các quan cai quản tại đền tiếp độ cho gia tiên. Sau đó, bạn dâng lễ tại một trong các cung trong đền và đọc văn khấn. Sau đó, chờ khoảng 1 tuần hương thì hạ lễ.
Cô Chín là vị tiên cô linh thiêng có nhiều quyền phép. Cô có lòng thương người bao la và luôn giúp đỡ dân lành, người có tâm nên khi đến đền Cô Chín Giếng cúng lễ, bạn có thể cầu bình an, cầu cho gia đình khỏe mạnh, mọi việc tốt lành, xuôi chèo mát mái. Với lòng thành tâm cầu khấn, cô sẽ chứng giáng và phù hộ cho gia đình bạn.
Văn Cô Chín
Văn Cô Chín được sử dụng trong lời hát văn Cô Chín. Hiện nay có 4 bản văn. Cụ thể:
Bản 1:
Bản 2:
Bản 3:
Bản 4:
Múa quạt:
Trên đây là những kiến thức mới nhất về căn cô Chín. Mong rằng bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức về vị Thánh Cô cũng như hiểu rõ hơn về căn cô Chín có lộc gì và người có căn cô Chín biểu hiện như thế nào.